Viêm mũi họng ở trẻ em

Đăng ngày: 01/12/2024 • Tác giả: Promax Heath Team

PHẦN 1: PHỤ HUYNH ĐÃ THẬT SỰ HIỂU RÕ VỀ SỐT SIÊU VI?

1. Sốt siêu vi là gì?

- Sốt là sự phản ứng của cơ thể với các loại siêu vi từ bên ngoài xâm nhập vào. Sốt là phản xạ tự nhiên giúp cơ thể trẻ khống chế sự phát triển của các loại virus và ngăn ngừa chúng gây hại.

- Sốt siêu vi – còn gọi là sốt virus – là tình trạng sốt cấp tính do trẻ em nhiễm phải các loại virus hay siêu vi trùng. Trong đó có một số trường hợp gây sốt nhẹ và một số có thể gây sốt cao. Sốt virus cũng có thể diễn tiến thành viêm đường hô hấp, sốt phát ban ...

- Có nhiều chủng loại virus gây ra hiện tượng sốt siêu vi, phổ biến hàng đầu có thể kể đến như Enterovirus, Adenovirus hay Rhinovirus,… Phần lớn mất khoảng 4-5 ngày để hệ thống miễn dịch chống lại virus. Tuy nhiên vẫn có trường hợp sốt siêu vi nghiêm trọng cần đến sự hỗ trợ y tế.

Zalo

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt siêu vi:

- Hiện có khoảng 200 loại virus khác nhau, do đó mỗi trẻ có thể bị sốt virus nhiều lần. Các dấu hiệu sốt virus ở trẻ em thường giảm dần sau 3-5 ngày và hết hẳn sau 7-10 ngày. Cha mẹ cần chú ý các biểu hiện sốt virus ở trẻ em như sau:

a, Trẻ sốt cao trên 37,50 C:

- Dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị nhiễm virus là sốt nóng, thường là vào buổi chiều tối. Những ngày đầu khi bị bệnh, trẻ có thể sốt cao đến 410 C. Sau khoảng 5 ngày khi bị bệnh, hiện tượng sốt của trẻ sẽ giảm dần và có thể chấm dứt vào ngày thứ 7.

b, Các triệu chứng mũi, họng:

- Chảy nước mũi trong, nghẹt mũi, hắt hơi

- Ho khan, không có đờm đục

c, Trẻ bỏ ăn, chán ăn, sụt cân, có thể bị rối loạn tiêu hoá:

- Trẻ sốt virus thường bỏ ăn, chán ăn. Một số trẻ bị rối loạn tiêu hoá. Dấu hiệu của chứng rối loạn tiêu hóa khi trẻ bị sốt virus là trẻ đi vệ sinh phân lỏng không có máu.

d, Đau mỏi người:

- Bên cạnh sốt cao, đau cơ bắp, đau toàn thân, đau đầu...là triệu chứng của sốt virus ở trẻ em. Điều này khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc.

e, Một số trẻ nổi ban đỏ khắp người

- Khi bị sốt virus, một số trẻ sẽ nổi phát ban đỏ khắp cơ thể. Những nốt phát ban này thường xuất hiện sau khi trẻ bị sốt từ 2 – 3 ngày.

- Khi trẻ có những dấu hiệu trên, phụ huynh nên chú ý tới trẻ hơn để có biện pháp chăm sóc phù hợp, hoặc đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

3. Tại sao trẻ em dễ bị sốt siêu vi?

- Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng còn yếu nên khi thời tiết thay đổi đột ngột là điều kiện để các loại virus, vi khuẩn, vi nấm phát triển mạnh và dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ gây bệnh.

- Trẻ đi học, thường xuyên tiếp xúc môi trường đông người dễ bị lây bệnh chéo nhau. - Các tác nhân gây bệnh thường xâm nhập vào cơ thể qua các con đường:

+ Đường hô hấp: virus, vi khuẩn, vi nấm,… có ở khắp mọi nơi trong không khí và chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, hoặc khi trẻ tiếp xúc gần với người bị nhiễm virus có thể hít phải giọt bắn có chứa virus từ họ.

+ Đường tiêu hóa: Đồ ăn, thức uống cũng có thể bị nhiễm các loại virus như Norovirus, Enterovirus,…. Nếu dùng phải những thực phẩm không đảm bảo trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm virus.

+ Qua động vật trung gian truyền bệnh: Trẻ cũng có thể bị nhiễm virus nếu bị côn trùng và các động vật mang virus cắn/đốt.

Zalo

4. Sốt siêu vi có nguy hiểm với trẻ em không?

- Sốt virus ở trẻ em thường không nguy hiểm khi được điều trị thích hợp, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Sốt virus ở trẻ em thường chỉ gây ra các biểu hiện sốt dữ dội trong vòng từ 3 đến 5 ngày sau khi nhiễm virus. Sau đó sốt sẽ tự giảm dần và lành hẳn.

- Tuy nhiên, có một số trường hợp sốt không biểu hiện quá rõ ràng, trẻ chỉ bị sốt nhẹ. Điều này dễ khiến cho các phụ huynh chủ quan và không can thiệp kịp thời, dễ dẫn đến tình trạng trẻ gặp phải một số biến chứng như:

+ Viêm tiểu phế quản

+ Viêm phổi

+ Viêm cơ tim

+ Viêm phế quản

+ Viêm thanh quản

+ Di chứng ở não

5. Một số vấn đề của trẻ bị sốt siêu vi phụ huynh cần nắm rõ

5.1. Trẻ bị sốt siêu vi có cần dùng kháng sinh không?

- Hiện nay chưa có thuốc đặc trị sốt virus ở trẻ. Do đó điều trị cho trẻ bằng cách nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, điều trị các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng của bệnh. Sốt siêu vi đa số lành tính và có thể khỏi sau 5 - 7 ngày.

Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ sốt virus thì có cần dùng kháng sinh không?

- Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn, không có có tác dụng tiêu diệt virus nên ở trẻ bị sốt virus KHÔNG cần sử dụng kháng sinh . Ngoại trừ các trường hợp trẻ sốt virus và có bội nhiễm vi khuẩn thì mới cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Zalo

5.2. Trẻ bị sốt siêu vi rất dễ bị bội nhiễm do vi khuẩn, từ đó gây ra các bệnh viêm tai mũi họng

- Có đến 80 – 90% trẻ em mắc các vấn đề viêm đường hô hấp trên có nguyên nhân ban đầu là do nhiễm siêu vi.

- Ở giai đoạn đầu, khi trẻ có các triệu chứng nhẹ như: cảm lạnh, ho sổ mũi, cảm cúm. Nếu không được điều trị đúng cách và sức đề kháng của trẻ yếu thì rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn gây ra các vấn đề viêm mũi họng cấp như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm VA, viêm tai giữa,…

PHẦN 2: TRẺ BỊ SỐT SIÊU VI PHỤ HUYNH CẦN PHẢI LÀM GÌ?

1. Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi tại nhà

- Hiện nay, do chưa có thuốc điều trị sốt siêu vi, nên phụ huynh cần lưu ý: hạ sốt, tránh tình trạng sốt cao gây co giật, đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng vì trẻ chán ăn làm chậm hồi phục. Thực hiện các biện pháp hút mũi, rửa mũi để giảm triệu chứng, sử dụng các sản phẩm làm giảm tải lượng virus.

1.1. Hạ sốt

- Hạ sốt cho trẻ là điều đầu tiên mà bố mẹ cần làm khi trẻ có dấu hiệu bị sốt siêu vi hay sốt virus

- Trường hợp trẻ sốt dưới 38,50C: chườm mát cho trẻ, lau khô mồ hôi, cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát. Trường hợp sốt 38,50 C trở lên cho trẻ uống thuốc hạ sốt, thông thường là Paracetamol, Ibuprofen.

- Trường hợp trẻ sốt trên 39.50C hoặc có tiền sử co giật, phụ huynh có thể dùng thuốc đặt hậu môn hạ sốt và lau mát bằng nước ấm trong 30 phút. Nếu trẻ bị co giật, cha mẹ giữ trẻ nằm ở nơi an toàn, kê đầu trẻ nằm nghiêng lên một chiếc gối mềm để giảm đờm nhầy ra ngoài. Nếu không hạ sốt, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Zalo

1.2. Bổ sung nước và chất điện giải

- Thân nhiệt tăng lên sẽ khiến tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn bình thường nhằm phát tán bớt lượng nhiệt do cơ thể sinh ra. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Ngoài ra, các triệu chứng như tiêu chảy hay nôn mửa cũng góp phần gây mất nước và thiếu hụt chất điện giải.

- Do đó, để giải quyết với tình trạng trên, phụ huynh nên cho trẻ uống đủ nước nhằm bù đắp vào phần nước thiếu hụt/mất đi.

1.3. Cho trẻ nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng đủ chất và bổ sung vitamin giúp trẻ tăng đề kháng

- Trẻ bị sốt siêu vi thường sốt và cảm thấy mệt mỏi và đau nhức, do đó cha mẹ nên để con nghỉ ngơi tại nhà, tránh tiếp xúc với nhiều người, hạn chế sự lây nhiễm cho những người xung quanh, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

- Đồng thời, các cha mẹ có thể cung cấp chế độ ăn bổ sung đủ chất để trẻ mau khỏe, cho bé ăn những món dạng lỏng, dễ tiêu hóa như canh, súp, cháo… cũng như bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng cho trẻ.

1.4. Không nên làm gì khi trẻ bị sốt?

- Không sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt cho trẻ, vì sẽ dẫn đến hội chứng Reye.

- Không tắm và lau người trẻ bằng nước lạnh và cồn, vì nó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ.

- Không nên ủ ấm trẻ bằng chăn bông và quần áo dày khi trẻ đi ngủ.

- Không tự ý sử dụng thuốc ở những lần bệnh trước nếu không có chỉ định của bác sĩ.

- Không cho trẻ tiếp xúc gần hoặc trực tiếp với người đang bị bệnh.

- Không tắm quá lâu cho trẻ.

- Không cho trẻ tắm mưa hoặc chơi quá lâu dưới điều kiện nắng gắt.

1.5. Một số cách phòng tránh sốt siêu vi cho trẻ:

- Cho trẻ tiêm phòng vacxin đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y Tế.

- Vệ sinh cá nhân hằng ngày cho trẻ.

- Tập cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng khử khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Vệ sinh, khử trùng đồ chơi, dụng cụ ăn uống, dụng cụ học tập của trẻ sạch sẽ, không cho trẻ đưa đồ chơi lên miệng.

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người có biểu hiện bệnh hoặc nghi ngờ đang mắc bệnh.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây và uống đủ nước mỗi ngày

1.5. Một số cách phòng tránh sốt siêu vi cho trẻ:

- Cho trẻ tiêm phòng vacxin đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y Tế.

- Vệ sinh cá nhân hằng ngày cho trẻ.

- Tập cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng khử khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Vệ sinh, khử trùng đồ chơi, dụng cụ ăn uống, dụng cụ học tập của trẻ sạch sẽ, không cho trẻ đưa đồ chơi lên miệng.

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người có biểu hiện bệnh hoặc nghi ngờ đang mắc bệnh.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây và uống đủ nước mỗi ngày.

Zalo

2. Một số cách hạ sốt nhanh tại nhà cho trẻ

2.1. Lau người bằng nước ấm

- Trẻ bị sốt thì việc đầu tiên là cởi quần áo cho trẻ được thoáng mát, sau đó ngâm khăn mặt vào nước ấm, không quá nóng, vắt khô và đắp vào những vùng như bàn tay, bàn chân, nách, 2 bên bẹn để làm giảm nhiệt cho trẻ.

- Phụ huynh cũng có thể đắp khăn ẩm lên gáy và trán cho trẻ và phải thay khăn vài phút một lần. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao, giúp kiểm soát thân nhiệt của trẻ, nhưng nhớ là không được dùng nước lạnh vì nó sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng lên.

2.2. Cho trẻ uống nhiều nước để hạ sốt

- Khi bị sốt cơ thể của trẻ sẽ mất nhiều nước, lượng mồ hôi thoát ra nhiều nên yêu cầu được cung cấp nước của cơ thể rất lớn. Uống nước không chỉ là nhu cầu tối thiểu của cơ thể, với trẻ nhỏ việc này vô cùng quan trọng. Phụ huynh cần bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho bé uống nhiều nước, nước có nhiều khoáng chất và các loại vitamin, tuyệt đối không cho trẻ uống các loại nước có ga hoặc chất kích thích.

2.3. Một cách hạ sốt theo kinh nghiệm dân gian khác như:

- Hạ sốt cho trẻ bằng rau diếp cá, hạ sốt bằng khoai tây, hạ sốt bằng cách tắm các loại tinh dầu tràm hoặc tinh dầu oải hương,…

Zalo

3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ bị sốt và gặp một trong các tình huống sau:

- Trẻ dưới 3 tháng tuổi và nhiệt độ đo được ở hậu môn từ 380 C trở lên. Một số trường hợp trẻ nhìn khỏe mạnh và bú tốt nhưng vẫn cần được bác sĩ đánh giá. Không nên dùng thuốc hạ sốt cho những đối tượng này cho tới khi được bác sĩ cho phép.

- Trẻ em từ 3 tháng tới 3 tuổi có nhiệt độ đo được ở hậu môn lớn từ 380 C trở lên kéo dài quá 3 ngày hoặc nhìn trẻ có các biểu hiện khó chịu như quấy khóc, bứt rứt, bám bố mẹ không rời, không chịu ăn uống.

- Trẻ từ 3 tháng tới 3 tuổi sốt từ 390 C trở lên.

- Trẻ bị sốt từ 40 C độ trở lên.

- Trẻ bị co giật.

- Trẻ bị sốt trên 7 ngày, mỗi ngày có một cơn sốt kéo dài vài giờ.

- Trẻ bị sốt và kèm theo các bệnh mạn tính như bệnh tim, ung thư, lupus, bệnh hồng cầu hình liềm.

- Có phát ban ngoài da.

Zalo

PHẦN 3: VỆ SINH MŨI HỌNG ĐÚNG CÁCH GIÚP PHÒNG NGỪA VIRUS, VI KHUẨN GÂY BỆNH XÂM NHẬP

1. Vai trò của vệ sinh mũi họng trong phòng ngừa nhiễm virus, vi khuẩn, vi nấm đường hô hấp ở trẻ

- Mũi và họng là hai bộ phận quan trọng rất dễ bị xâm nhập bởi các mầm bệnh. Hàng ngày trẻ đi học, chơi đùa, ăn uống tiếp xúc với rất nhiều virus, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài. Vì vậy, việc vệ sinh mũi họng thường xuyên giúp trẻ không bị tấn công bởi mầm bệnh. Từ đó giảm số lần ốm vặt, giảm các vấn đề liên quan đến mũi họng cho trẻ.

2. Một số cách vệ sinh mũi họng cho trẻ

- Nếu trẻ mới bị nghẹt mũi, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau rửa mũi ngay bằng khăn mềm. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi một lúc cho nước muối ngấm làm mềm gỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi trẻ để gỉ mũi mềm và bong ra.

- Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối không dùng miệng của người lớn trực tiếp hút mũi dãi cho trẻ.

- Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi. Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau mũi, dãi cho trẻ, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ virus, vi khuẩn vẫn bám lại trên khăn

Zalo

PHẦN 4: Xịt mũi PROMAX CÔNG NGHỆ BÌNH ĐÔI TIÊU DIỆT 99,9% VIRUS ngay tại khoang mũi, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc mũi trước các mầm bệnh.

1. Xịt mũi PROMAX công nghệ bình đôi, giải pháp mới an toàn với trẻ nhỏ, tiêu diệt 99,9% virus ngay tại khoang mũi

- Trên 90% nhiễm khuẩn qua đường hô hấp có nguyên nhân do virus và NoxShield với thành phần iNO đã được chứng minh tiêu diệt 99,9% virus trên lâm sàng.

2. Cơ chế nào giúp PROMAX tạo khí Nitric Oxide (iNO) bền bỉ, kéo dài?

- iNO là một khí dễ bị oxy hóa, chỉ tồn tại vài giây trong không khí.

- Công nghệ bình đôi gồm 2 bình trong một thiết bị tạo khí Nitric Oxide khi xịt vào khoang mũi.

- Lớp màng iNO tồn tại đến 72h trong khoang mũi giúp việc tiêu diệt virus kéo dài đồng thời bảo vệ trước sự xâm nhập của các mầm bệnh.

Zalo

3. PROMAX có an toàn không?

- Nghiên cứu về Nitric Oxide đã mang về giải Nobel Y & Sinh lý học cho 3 nhà khoa học năm 1998 trong lĩnh vực tim mạch, sau đó Nitric Oxide được chứng minh vai trò trong nhiều bệnh lý khác bao gồm cả chỉ định trên trẻ sinh non không đáp ứng với thở Oxy.

- Về bản chất Nitric Oxide là một chất khí nội sinh tự nhiên trong cơ thể (có nghĩa là cơ thể tự sản sinh ra được Nitric Oxide) nên Nitric Oxide ở một liều lượng thấp là an toàn với cơ thể. Liều dùng của xịt mũi PROMAX trên chỉ định tiêu diệt virus là khoảng 1/50 lần liều dùng của biện pháp hỗ trợ trẻ sinh non suy hô hấp cấp không đáp ứng với thở Oxy.

Zalo

4. Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm xịt mũi phù hợp cho trẻ sốt siêu vi

Zalo

5. Cách sử dụng

Zalo

6. Liều dùng:

Liều dùng thông thường với các trường hợp ngăn ngừa virus xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi dẫn đến nguy cơ dẫn đến bội nhiễm đường hô hấp trên, sử dụng 1 nhát xịt mỗi bên mũi 2 lần trên ngày.

- Trường hợp suy giảm miễn dịch có nguy cơ bội nhiễm: 1-2 nhát xịt mỗi bên mũi x 3-5 lần trên ngày khi ở môi trường phơi nhiễm với virus

- Trường hợp viêm xoang mới khởi phát do nguyên nhân virus: 1-2 nhát xịt mỗi bên mũi x 2-3 lần trên ngày từ khi có triệu chứng ngứa mũi, đau mũi, sử dụng trong 14 ngày và lặp lại khi có đợt viêm xoang khởi phát do nguyên nhân virus mới

- Trường hợp viêm mũi họng khởi phát do nguyên nhân virus: 1 – 2 nhát xịt mỗi bên mũi x 2 - 3 lần trên ngày từ khi có triệu chứng về viêm mũi họng, sử dụng trong 5 – 10 ngày và lặp lại khi có các đợt viêm mũi họng do nguyên nhân virus mới.

- Hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

*Lưu ý: Không dùng cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm

Tài liệu tham khảo:

1. Guidelines for Children - WHO

2. Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Immunization and Respiratory Diseases (NCIRD). Flu and Children. 2022

3. Prevention and Control of Seasonal Influenza with Vaccines: Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices — United States, 2022–23 Influenza Season Recommendations and Reports / August 26, 2022 / 71(1); 1–28