Suy giảm miễn dịch và khả năng phòng thủ tự nhiên

Đăng ngày: 01/12/2024 • Tác giả: Promax Heath Team

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ SUY GIẢM MIỄN DỊCH

1. Vai trò của hệ miễn dịch với người bình thường

- Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Trong khi đó, “những kẻ xâm lược” khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, vi nấm có mặt ở khắp mọi nơi trong không khí, đặc biệt là ở môi trường phơi nhiễm cao.

- Phản ứng miễn dịch của cơ thể sẽ được diễn ra như sau:

Bước 1: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.

Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua khỏi hàng rào, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hoạt chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ những yếu tố lạ này trước khi chúng bắt đầu hoạt động.

Bước 3: Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển.

- Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu các tác nhân khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.

Zalo

2. Hệ miễn dịch ở người suy giảm miễn dịch

- Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, tức hệ thống bảo vệ và phòng ngự bị suy yếu. Khi đó cơ thể rất dễ bị các tác nhân gây nhiễm khuẩn tấn công vì mất khả năng bắt giữ và chống lại các mầm bệnh. Lúc này, hiện tượng bội nhiễm (là tình trạng cơ thể bị nhiễm thêm vi khuẩn khi đang bị bệnh do siêu vi) thường kéo dài hay lặp đi lặp lại. Lúc này chúng ta cần tiến hành song song cả 2 biện pháp là phòng ngừa tiêu diệt các mầm bệnh có khả năng thâm nhập cơ thể đồng thời tăng cường miễn dịch tự nhiên.

3. Phân loại suy giảm miễn dịch

3.1. Suy giảm hệ miễn dịch nguyên phát:

- Rối loạn di truyền: Những bất thường trong bộ gen được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ có suy giảm hệ miễn dịch cũng khiến trẻ sinh ra dễ mắc nhiễm trùng hơn so với những trẻ sinh ra từ cha mẹ bình thường.

- Các rối loạn trong việc sản xuất các tế bào miễn dịch như bệnh thiếu hụt tế bào B, thiếu hụt tế bào T, thiếu hụt kết hợp cả hai loại tế bào B và tế bào T, khiếm khuyết thực bào, thiếu hụt bổ thể, giảm gamma globulin trong máu... và không xác định (vô căn).

3.2. Suy giảm hệ miễn dịch thứ phát:

- Dùng thuốc hóa trị ung thư, corticoid, thuốc chống thải ghép: Các loại thuốc này làm ức chế khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch cũng như khả năng kích hoạt xảy ra phản ứng chống lại quá trình viêm nhiễm.

- Nhiễm HIV/AIDS: Không như các loại virus khác, HIV lại chọn kí sinh và gây tổn thương trực tiếp trên hệ miễn dịch của con người. Số lượng tế bào miễn dịch suy giảm nghiêm trọng, cơ thể không chống đỡ được các bệnh lý nhiễm trùng tưởng chừng rất nhẹ nhàng nên dễ suy kiệt, tử vong.

- Mắc các bệnh lý nền khác: bệnh đái tháo đường, hội chứng thận hư, sau phẫu thuật cắt lách, suy dinh dưỡng, suy kiệt,…

4. Các loại mầm bệnh gây nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, vi nấm) xâm nhập vào cơ thể qua những con đường nào?

Các loại mầm bệnh gây nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, vi nấm) thường xâm nhập vào cơ thể qua 4 con đường:

- Đường hô hấp: Các loại virus, vi khuẩn, vi nấm thường tồn tại tự do trong không khí, trong môi trường bệnh viện, trường học, nơi làm việc,... có thể xâm nhập qua đường hô hấp.

- Đường tiêu hóa: Virus, vi khuẩn,… trong thức ăn, nước uống có thể đi qua thành ruột xâm nhập vào cơ thể.

- Đường tiếp xúc: Những người bị lây do chạm trực tiếp vào da/tiếp xúc da kề da (những tiếp xúc này thường được gọi là lây nhiễm) của người mắc một loại bệnh nhiễm trùng cụ thể như thủy đậu.

- Qua các con đường khác: vết loét trên bệnh nhân hóa/xạ trị, vết mổ, các tổn thương ngoài da,…

Zalo

PHẦN 2: BỆNH NHÂN SUY GIẢM MIỄN DỊCH PHẢI ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ?

1. Hệ miễn dịch yếu dẫn đến dễ bội nhiễm và diễn biến nặng hơn so với người bình thường.

- Đối với những đối tượng bệnh nhân hóa trị, xạ trị, ghép tủy,... ngoài việc phải uống rất nhiều các loại thuốc điều trị bệnh lý nền, cơ thể cũng suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ bị bội nhiễm.

- Các biến chứng nhiễm trùng là một nguyên nhân nghiêm trọng gây bệnh tật và tử vong ở bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những người có khối u ác tính về huyết học tiềm ẩn. Một số nghiên cứu khi khám nghiệm tử thi kết quả cho thấy khoảng 60% trường hợp tử vong có liên quan đến nhiễm trùng.

2. Trường hợp các bệnh nhân suy giảm miễn dịch thứ phát (do hóa trị, xạ trị, ghép tủy, HIV/AIDS,…) nếu bị bội nhiễm sẽ ảnh hưởng đến liệu trình điều trị chính của bệnh nhân

3. Nâng cao hệ miễn dịch cần thời gian và tốn kém chi phí

- Có thể nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên bằng cách đảm bảo chế độ dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng và các thành phần tăng sức đề kháng (vitamin, khoáng chất,...). Tuy nhiên đây là một thách thức với những bệnh nhân đang mệt mỏi, chán ăn trong quá trình hóa trị, xạ trị, ghép tủy... Ngoài ra, biện pháp này cần nhiều thời gian và khó tuân thủ với nhiều bệnh nhân.

- Nâng cao hệ miễn dịch bằng các chế phẩm sinh học như sử dụng biện pháp kích bạch cầu G-CSF, globulin miễn dịch,...có chi phí cao, khó duy trì điều trị lâu dài.

Zalo

4. Dự phòng bội nhiễm bằng kháng sinh dài ngày trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch khó tránh khỏi nguy cơ đề kháng kháng sinh.

- Với việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong điều trị cùng với sự thành công của phương pháp chăm sóc ung thư hiện đại, tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân ung thư đã tăng lên đáng kể nhưng các phương pháp điều trị hiện tại vẫn tiếp tục khiến những bệnh nhân này dễ bị nhiễm trùng. Một phân tích tổng hợp của Teillant và cộng sự đã phát hiện ra rằng, trong các trường hợp nhiễm trùng sau hóa trị liệu, 26,8% vi khuẩn được xác định là đề kháng với kháng sinh dự phòng tiêu chuẩn đã được kê đơn. Nghiên cứu đó dự báo rằng việc giảm hiệu quả kháng sinh từ 30% đến 70% sẽ dẫn đến gần 4.000 đến 10.000 ca nhiễm trùng và thêm 500 đến 1.000 ca tử vong mỗi năm ở Hoa Kỳ trong số những bệnh nhân trải qua hóa trị liệu cho các khối u ác tính về huyết học.

- Sự suy giảm hiệu quả của kháng sinh do đề kháng kháng sinh AMR (Antimicrobial Resistance) đã tạo ra gánh nặng lớn cho chi phí chăm sóc sức khỏe, với sự gia tăng số ca nhập viện. Đề kháng kháng sinh ước tính gây thiệt hại gần 20 tỷ đô la cho chăm sóc sức khỏe và thêm 35 tỷ đô la mỗi năm do giảm năng suất lao động cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Chi phí điều trị nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư chiếm một khoản đáng kể trong tổng chi phí điều trị. Ví dụ, chi phí chăm sóc sức khỏe do mọi nguyên nhân trong quá trình hóa trị liệu đầu tay, chi phí liên quan đến giảm bạch cầu trung tính chiếm 32,2% ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được chẩn đoán giảm bạch cầu do sốt.

Zalo

5. Đường hô hấp là nơi dễ bị nhiễm khuẩn nhất

- Đường hô hấp là nơi dễ bị các loại virus, vi khuẩn, vi nấm xâm nhập chiếm 80-90% nhiễm khuẩn thông thường trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

- Chưa có biện pháp dự phòng bội nhiễm đặc hiệu nào qua đường hô hấp ngoài biện pháp đeo khẩu trang, rửa mũi, ở phòng áp lực dương,…

Gần đây các nghiên cứu chỉ ra rằng khí Nitric Oxide xịt mũi được chứng minh vai trò tiêu diệt virus qua 2 cơ chế:

• Trực tiếp

- Nitrosyl hóa Cystein dẫn đến vô hiệu hóa enzym của virus.

- Hình thành các peroxynitrit gây đứt sợi ADN, ARN. - Ức chế các yếu tố phiên mã dẫn đến ức chế sự nhân lên của virus.

• Gián tiếp:

- Kích hoạt các tế bào liên quan đến sự bảo vệ cơ thể, bao gồm: Tế bào T, tế bào B, tế bào tiêu diệt tự nhiên, đại thực bào.

PHẦN 3: CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG BỘI NHIỄM Ở BỆNH NHÂN SUY GIẢM MIỄN DỊCH

Zalo

1. Dự phòng đường hô hấp

- Đeo khẩu trang kháng khuẩn đúng cách, hạn chế tối đa việc bỏ khẩu trang để đạt được hiệu quả bảo vệ.

- Vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, và các chế phẩm khác nhằm rửa trôi các mầm bệnh trên niêm mạc mũi, họng.

- Trên các trường hợp bệnh nhân có ghép tủy nên tuân thủ chặt chẽ việc ở trong phòng áp lực dương.

- Sử dụng các sản phẩm xịt mũi diệt virus nhằm tiêu diệt virus xâm nhập qua đường hô hấp.

2. Dự phòng đường tiêu hóa

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bệnh nhân.

- Dùng tia cực tím để sát khuẩn thức ăn trước khi bệnh nhân sử dụng.

3. Dự phòng ngoài da - Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn.

- Tắm bằng xà phòng sát khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.

4. Dự phòng toàn thân

- Sử dụng kháng sinh, kháng nấm, kháng virus dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Sử dụng các thuốc đặc hiệu giúp tăng bạch cầu đa nhân trung tính theo phác đồ điều trị.

Zalo

PHẦN 4: Xịt mũi PROMAX CÔNG NGHỆ BÌNH ĐÔI TIÊU DIỆT 99,9% VIRUS ngay tại khoang mũi, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc mũi trong suốt 72 giờ, kết hợp với kháng sinh dự phòng để bảo vệ toàn diện cho bệnh nhân.

1. Tại sao xịt mũi PROMAX là giải pháp hữu hiệu trong dự phòng bội nhiễm virus cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch?

- Trên 90% nhiễm khuẩn qua đường hô hấp có nguyên nhân do virus và PROMAX với thành phần iNO đã được chứng minh tiêu diệt 99,9% virus trên lâm sàng.

Zalo

2. Cơ chế nào giúp PROMAX tạo khí Nitric Oxide (iNO) bền bỉ, kéo dài?

- iNO là một khí dễ bị oxy hóa, chỉ tồn tại vài giây trong không khí.

- Công nghệ bình đôi gồm 2 bình trong một thiết bị tạo khí Nitric Oxide khi xịt vào khoang mũi.

- Lớp màng iNO tồn tại đến 72h trong khoang mũi giúp việc tiêu diệt virus kéo dài đồng thời bảo vệ trước sự xâm nhập của các mầm bệnh.

Zalo

3. PROMAX có an toàn không?

- Nghiên cứu về Nitric Oxide đã mang về giải Nobel Y & Sinh lý học cho 3 nhà khoa học năm 1998 trong lĩnh vực tim mạch, sau đó Nitric Oxide được chứng minh vai trò trong nhiều bệnh lý khác bao gồm cả chỉ định trên trẻ sinh non không đáp ứng với thở Oxy.

- Về bản chất Nitric Oxide là một chất khí nội sinh tự nhiên trong cơ thể (có nghĩa là cơ thể tự sản sinh ra được Nitric Oxide) nên Nitric Oxide ở một liều lượng thấp là an toàn với cơ thể. Liều dùng của xịt mũi PROMAX trên chỉ định tiêu diệt virus là khoảng 1/50 lần liều dùng của biện pháp hỗ trợ trẻ sinh non suy hô hấp cấp không đáp ứng với thở Oxy.

Zalo

4. Cách sử dụng

Zalo

5. Liều dùng:

Liều dùng thông thường với các trường hợp ngăn ngừa virus xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi dẫn đến nguy cơ dẫn đến bội nhiễm đường hô hấp trên, sử dụng 1 nhát xịt mỗi bên mũi 2 lần trên ngày.

- Trường hợp suy giảm miễn dịch có nguy cơ bội nhiễm: 1-2 nhát xịt mỗi bên mũi x 3-5 lần trên ngày khi ở môi trường phơi nhiễm với virus

- Trường hợp viêm xoang mới khởi phát do nguyên nhân virus: 1-2 nhát xịt mỗi bên mũi x 2-3 lần trên ngày từ khi có triệu chứng ngứa mũi, đau mũi, sử dụng trong 14 ngày và lặp lại khi có đợt viêm xoang khởi phát do nguyên nhân virus mới

- Trường hợp viêm mũi họng khởi phát do nguyên nhân virus: 1 – 2 nhát xịt mỗi bên mũi x 2 - 3 lần trên ngày từ khi có triệu chứng về viêm mũi họng, sử dụng trong 5 – 10 ngày và lặp lại khi có các đợt viêm mũi họng do nguyên nhân virus mới.

- Hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

*Lưu ý: Không dùng cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm

Tài liệu tham khảo

1. V. Modell, F. Modell et al. Primary immunodeficiencies worldwide an updated overview from the Jeffrey Modell Centers Global Network. 2016

2. K.S. Tuano et al. Ann Allergy Asthma Immunol 127 (2021) 617−626

3. Amila K. Nanayakkara PhD, Helen W. Boucher MD, Vance G. Fowler Jr MD, MHS, Amanda Jezek, Kevin Outterson JD, LLM, David E. Greenberg MD. Antibiotic resistance in the patient with cancer: Escalating challenges and paths forward. CA Cancer J Clin. 2021;71(6): 488 - 504